Quá trình này là khá khó khăn để nuôi chim một đôi chim cu gáy đẻ, nếu chúng ta không đáp ứng được môi trường sống như tự nhiên của chúng.ở ngoài tự nhiên chim cu gáy sống với một bầu trời rộng lớn, thức ăn nước uống, khoáng chất,nhiệt độ, ánh sáng.không giống như khi dược chúng ta nuôi nhốt trong lồng.ở đây tôi muốn chia sẻ với các bạn yêu thích chim cu gáy chút ít kinh nghiệm của mình về chim cu gáy sinh sản.
CHỌN CHIM BỐ MẸ :với mỗi người có những sở thích khác nhau nên cách chúng ta chọn chim bố mẹ cũng khác nhau. người thì chọn những con mồi hay của mình lai tạo để kiếm đời con cháu của chúng với hy vọng những con con có những đặc tính tốt của bố nó. người thì lai tạo những con chim có giọng hay lai tạo với nhau xem đời con cháu nó gáy thế nào. người thì chỉ đơn giản có con chim trống, mái muốn ghép thử xem mình có nuôi được chúng đẻ không. thường thì chim ghép đẻ người ta chọn chim bố mẹ có những đặc tốt như: lông sáng, dáng to, giọng tốt....
LỒNG . Không có kích thước cố định cho lồng nuôi chim cu gáy sinh sản. tùy vào điều kiện, diện tích của từng nhà mà chúng ta làm những cái chuồng lớn nhỏ khác nhau. nhưng tốt nhất chúng ta nên làm bằng thép,lưới thép mắt lưới nhỏ để tránh sự quấy rầy của chuột...với những cặp chim bố mẹ dạn thì chúng ta làm lồng nhỏ. còn với những cặp chim còn nhát thì chúng ta nên làm những cái lồng rộng.trong lồng bố trí những cóng thức ăn, nước, khoáng chất.
Lồng nên được đặt ở vị trí nơi có ánh sáng trong ánh nắng mặt trời buổi sáng nhập cảnh vào lồng. Hãy nhớ rằng vị trí của tổ trong lồng phải được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và mưa. Hãy chắc chắn rằng không có luồng không khí vì vậy nhiệt độ bên trong lồng không vượt quá 45 ° C và tránh xa sự phá phách của mèo, chó.
GHÉP CHIM:Sau khi có được chim giống và lồng chúng ta tiến hành ghép chim.chúng ta nên chia lồng thành hai ngăn và mỗi ngăn nhốt một con để chúng nhìn thấy nhau và làm quen với nhau, tránh nhốt khi chúng chưa quen có thể dẫn tới đánh nhau tới rụng hết lông. khi thấy chúng đậu gần nhau và có những cử chỉ âu yếm nhau như rỉa lông, mớm mỏ cho nhau gáy gọi nhau thì chúng ta bỏ ngăn lồng ra cho chúng ở với nhau.có những đôi khi ghép với nhau chúng vẫn đánh nhau chúng ta cứ để như vậy và theo dõi chúng nếu thấy chúng đánh nhau trụi hết lông thì ngăn lồng ra tiếp.còn thấy đánh nhau it thì ta nên để lại ghép tiếp chúng sẽ hết sau một tới ba ngày. Sau khi chim đực và chim cái hòa hợp với nhau thì chúng sẽ giao phối với nhau và bắt đầu làm tổ chúng ta nên đặt vào lồng một chiếc rổ nhỏ và một ít rác để cho chim tha vào làm tổ lúc này chim đực sẽ nằm vào tổ và gáy thúc để dụ chim mái vào tổ đẻ. Thông thường từ 5 tới 7 ngày sau khi giao phối chim mẹ sẽ đẻ quả trứng đầu tiên và quả trứng thứ hai sẽ được đẻ vào ngày hôm sau hoặc hai ngày sau.Chim cái sẽ tiếp tục ủ trứng và sau đó sẽ đến con đực khi chim cái ra ngoài ăn uống và rỉa lông. Chim đực và chim cái thay nhau ấp trứng nhưng cũng có những đôi chỉ chim cái ấp chim đực chỉ quanh quẩn ở ngoài đôi khi còn phá chim mái không cho ấp lúc này chúng ta cần can thiệp bắt con đực ra nhổ vài lông cánh rồi thả vào lại nếu chim đực còn phá thì ta nên nhốt nó sang lồng bên cạnh và để việc ấp cho chim cái đảm nhiệm. sau 4 tới 5 ngày mà chim bỏ ấp thì chúng ta có thể kiểm tra xem lồng chim có bị con vật gì quấy rầy không,trứng chim có trống không...chúng ta nên bỏ những trứng đó đi để chúng đẻ lứa mới. Trứng chim sẽ được ấp nở sau 14 tới 15 ngày ấp và không hẳn tất cả những quả trứng đều nở, đôi khi trứng nở một quả và có khi là không nở điều này tùy thuộc vào sự phối giống của chim đực và điều kiện khí hậu nhiệt độ nơi chim ấp,sau hơn hai tuần ấp mà trứng không nở thì chim bố mẹ sẽ bỏ ấp ta nên dọn ổ để chim có ổ mới đẻ. Chim non nở ra thường thì sẽ là một đực và một cái chim đực sẽ lớn hơn và màu sắc sẽ đậm hơn. Chim mái nhỏ hơn và màu nhạt hơn. có những trường hợp hai con nở ra đều là chim đực hoặc hai chim cái.
SINH TRƯỞNG CỦA CHIM CON: Chim con được bố mẹ của chúng mớm cho ăn lúc này chúng ta cho chim bố mẹ ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng chúng sẽ cho con chúng ăn và sẽ lớn rất nhanh.chim non sẽ bắt đầu biết tự ăn sau khoảng ba tuần lúc này chúng ta có thể tách chúng khỏi chim bố mẹ để bố mẹ chúng sinh sản tiếp.
ẤP NHỜ: Phương pháp này được sử dụng nếu chim mẹ không biết ấp trứng. lúc này chúng ta nên lấy trứng ra và cho vào ổ chim cu gáy pháp. Chim cu gáy pháp ấp trứng và nuôi con rất tốt.nhưng chúng ta nên để tối đa ba trứng một ổ , để nhiều hơn chim sẽ không ủ hết dẫn đến hư những trứng khác.